Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Giới luật Phật

gồm chung có: ngũ giới, thập thiện, thập giới sa di, sa di ni, 250 giới tỳ kheo tăng và 348 giới tỳ kheo ni. Tất cả giới luật này để chỉ dạy những hành động đạo đức của con người từ phàm phu, bình thường đến bậc Thánh nhân, Hiền triết.

Nếu ai biết lấy tất cả giới luật của Đức Phật đã dạy làm tiêu chuẩn sửa sai những hành động thân, miệng, ý của mình, thì hành động của mình lần lần sẽ trở thành những hành động hiền lành, ôn tồn, hòa nhã, thương yêu và đầy lòng bác ái, từ bi, v.

... của những con người thật thụ là con người, mà người đời gọi đó là những hành động đạo đức nhân bản. Những hành động đạo đức đó sẽ tiến dần lên những hành động cao thượng hơn mà người bình thường không thể sống và làm được, nên gọi đó là những hành động đạo đức của những bậc Hiền Thánh, của những bậc Chơn Tu, là đạo đức Phạm Hạnh trong Phật giáo.

Đạo Phật còn gọi những hành động đạo đức này là oai nghi tế hạnh, là phạm hạnh, là đạo đức giải thoát của người tu sĩ (tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni). Nó chính là pháp môn tam vô lậu học: “Giới, Định, Tuệ” mà Giới luật là pháp môn đầu tiên dạy đạo đức làm người.

Tất cả giới luật của Đức Phật là những pháp môn dạy cho chúng ta tu tập, rèn luyện những hành động đạo đức làm người cho xứng đáng làm những con người và còn tiến lên làm những bậc Thánh Hiền cho xứng đáng là những bậc Thánh Hiền.

Giới luật Phật là những hành động đạo đức chơn thật của con người không làm khổ nhau; là thước đo để chúng ta nhận xét biết được mọi con người, họ là con người hay là thú vật, họ là người tu thật hay là tu giả, họ là Thánh nhân hay là Ác quỷ.

Giới luật Phật không phải là giới cấm mà là đức hạnh của một người tu sĩ. Người tu sĩ phải tự giác, tự nguyện sống đời sống giới luật mới chính là người tu sĩ của Phật giáo.

Gợi ý